GẤP RÚT TRIỂN KHAI CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC - NAM


Theo các chuyên gia, việc đẩy nhanh tiến độ thi công không chỉ sớm đưa dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào khai thác, tạo thêm các vùng kinh tế mới, mà còn tăng cường giải ngân đầu tư công theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Dự án cao tốc Bắc-Nam dài 2.109km, kéo dài từ Lạng Sơn tới Cà Mau, hiện đã khai thác và đang xây dựng một số đoạn dài 601km. Giai đoạn 2017 - 2020 gồm: Mai Sơn - quốc lộ 45 (Ninh Bình - Thanh Hóa), Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận), Phan Thiết - Dầu Giây (Bình Thuận - Đồng Nai).



Nếu cả ba dự án đầu tư công này hoàn thành theo kế hoạch vào tháng 12-2022, Việt Nam sẽ có thêm 260km đường cao tốc được đưa vào khai thác. Trong đó có 200km nối từ Bình Thuận đến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Theo đại diện Bộ Giao thông vận tải, hiện tại, toàn bộ 6 đoạn dự án thuộc cao tốc đường bộ Bắc - Nam phía Đông được phê duyệt đã đồng loạt triển khai. Riêng 3 đoạn dự án được chuyển từ hình thức PPP sang đầu tư công, đã lựa chọn được nhà thầu của 10 gói trong tổng số 13 gói thầu xây lắp.

Đến thời điểm này công tác giải phóng mặt bằng đã đạt 92% trên toàn bộ gần 653km chiều dài toàn bộ dự án. Giải ngân hơn 9.500 tỷ đồng, đạt trên 90% tổng nguồn vốn. Công tác xây lắp đã được xây dựng kế hoạch theo các mốc cụ thể để đảm bảo tiến độ dự án.



Ngay trong tháng này, các Ban quản lý dự án sẽ cơ bản hoàn tất công tác phê duyệt các gói thầu còn lại của các đoạn dự án đã được phê duyệt.

Theo vtv

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Vận Hành Máy Rải Nhựa Voegele: Đơn Giản và An Toàn

Cào bóc và Tái chế nguội mặt đường: Quy trình và cách thực hiện

Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Chặt Của Vật Liệu Đất Và Nhựa Đường Khi Đầm Nén

Tổng Quan Về Các Thiết Bị Cần Thiết Trong Dây Chuyền Thảm Nhựa Tiêu Chuẩn

Giới Thiệu Tổng Quan Về Thiết Bị Bơm Bê Tông Của Hyundai Everdigm